Tòa án Tối cao Vương quốc Anh xác nhận việc trục xuất người nhập cư bất hợp phát đến Rwanda

Tòa án Tối cao Vương quốc Anh xác nhận việc trục xuất người nhập cư bất hợp phát đến Rwanda



Vương quốc Anh sẽ trục xuất 31 người nhập cư bất hợp pháp để đưa họ đến Rwanda trong một thỏa thuận giữa hai nước nhằm ngăn chặn người di cư vượt qua eo biển Manche. Dự kiến việc trục xuất được thực hiện lần đầu tiên vào thứ 3 ngày 14/6, nhưng trước đó những người này vẫn được kháng cáo.

Văn Cương, SJ – Vatican News

Tòa án Tối cao Anh đã cho phép thực hiện chuyến bay đầu tiên chuyển 31 người nhập cư vào Anh đến Rwanda. Hiện tại thẩm phán đã bác kháng cáo của các luật sư đến từ hiệp hội nhân quyền nhằm bảo vệ cho những người di cư. Ngày 13/6, tại Tòa phúc thẩm ở London đã diễn ra phiên điều trần.

Sáng kiến gây tranh cãi

Sáng kiến ​​gây tranh cãi gần đây đã được chính phủ của thủ tướng Boris Johnson đưa ra với mong muốn nó sẽ đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn và hạn chế số lượng người nhập cư bất hợp pháp đang vào Anh qua eo biển Manche hoặc thuyền tạm bợ – số người di cư này đã tăng đáng kể trong hai năm qua.

Nhiều người trong số những người di cư có họ hàng ở Anh, những người khác được thu hút bởi hệ thống phúc lợi được xem là tốt ở Châu Âu. Ngoài ra, tiếng Anh cũng là yếu tố then chốt khiến những người di cư, chủ yếu đến từ Trung Đông và châu Phi, cố gắng vượt qua eo biển Manche.

Chỉ riêng năm ngoái, hơn 28.000 người di cư đã vào Vương quốc Anh qua eo biển Manche. Hàng chục người đã chết trong quá trình này, trong đó có 27 người mất mạng vào tháng 11 khi chiếc thuyền vượt biển của họ bị lật.

Hiệp định

Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố hiệp định vào tháng 4/2022, và nói rằng chính phủ đã đạt được một hiệp định với Rwanda, do đó ​​một số người đến Vương quốc Anh bất hợp pháp, như vượt biển, sẽ được gửi đến quốc gia Đông Phi, nơi đây đơn xin tị nạn của họ sẽ được xử lý. Với hiệp định này, chính phủ Anh sẽ gửi bất kỳ ai nhập cảnh vào Vương quốc Anh bất hợp pháp đến Rwanda.

Theo các nhà chức trách Rwanda, chính phủ Anh sẽ trả tới 120 triệu bảng Anh tương đương 157 triệu USD để những người tị nạn này được “hòa nhập vào các cộng đồng Rwanda”. Hiện tại, nhiều tổ chức nhân quyền đang khiếu nại thoả thuận này của chính phủ Anh.

Phản ứng của các nhà lãnh đạo Giáo hội

Khi kế hoạch được công bố lần đầu tiên, vào thời gian Lễ Phục sinh năm 2022, Đức Tổng Giám mục của Canterbury, Justin Welby, đã lên án ý tưởng này, và mô tả đó là “một hành động chống lại Thiên Chúa”. Đức cha nói rằng với tư cách là một quốc gia được hình thành bởi các giá trị Kitô giáo, “việc giao khoán trách nhiệm của chúng ta, ngay cả cho một quốc gia đang tìm cách làm tốt việc này, như Rwanda, là điều đối nghịch với bản chất của Thiên Chúa.”

Giáo hội Công giáo cũng đã lên án sáng kiến ​​này, chẳng hạn, Tổ chức phục vụ người Tị nạn của Dòng Tên (JRS) tại Vương quốc Anh nói rằng kế hoạch của chính phủ cho thấy “sự xem thường cách hèn nhát trước nhân tính và phẩm giá con người” vì kế hoạch này “quay lưng lại với những người đang tìm kiếm một nơi trú ẩn, khước từ họ mà không cần suy xét đến các ước muốn của họ.”

Cũng vậy, Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) đã bày tỏ sự phản đối về thỏa thuận này, và nói rằng nó “trái với văn bản và tinh thần của Công ước về người tị nạn”.

Đức Thánh Cha Phanxicô, kể từ khi bắt đầu triều đại giáo hoàng, đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ quyền của người di cư, và yêu cầu chúng ta “cùng nhau bước đi, không thành kiến, không sợ hãi, và đến gần những người dễ bị tổn thương nhất”.



Source link

administrator

Related Articles