Sứ vụ của ba nữ tu ở Cáp-ve trong việc giải thoát các nạn nhân của tệ nạn mại dâm

Sứ vụ của ba nữ tu ở Cáp-ve trong việc giải thoát các nạn nhân của tệ nạn mại dâm



Câu chuyện giống như chương 3 của Sách Xuất Hành đã truyền cảm hứng cho một sứ vụ vào thế kỷ 19 và tiếp tục giải phóng nhiều phụ nữ, vì tìm kế sinh sống, đã bị rơi vào mạng lưới khai thác bóc lột tình dục.

Alicia Lopes Araùjo

Giải phóng phụ nữ khỏi xiềng xích của bất kỳ hình thức nô lệ nào, đặc biệt quan tâm đến các nạn nhân của tệ nạn mại dâm và buôn người để khai thác bóc lột tình dục. Đây là sứ mạng được thực hiện bởi Dòng các nữ tu Chầu Thánh Thể và Bác ái, được bởi Micaela Desmaisières y López Dicastillo y Olmeda – ngày nay là Thánh nữ María Micaela – thành lập vào năm 1856 tại Madrid.

Micaela là một thiếu nữ con nhà quý tộc Tây Ban Nha. Sau khi gặp một cô gái là nạn nhân của nạn mại dâm tại bệnh viện thánh Gioan Thiên Chúa ở Madrid, thánh nữ đã từ bỏ địa vị xã hội của mình để hiến dâng cuộc đời cho người khác và vào năm 1845, ngài đã mở nơi trú ẩn đầu tiên cho những phụ nữ bị bóc lột. Tiếp nối sức hút của vị sáng lập, các nữ tu Chầu Thánh Thể hiện phục vụ ở bốn châu lục với 170 dự án được phân phối tại 25 quốc gia.

Trong một cuộc phỏng vấn, diễn giải đoạn sách Xuất hành chương 3, sơ Simona Perini kể rằng cũng từ quần đảo nhỏ Cáp-ve, “tiếng kêu đau khổ của nhiều phụ nữ, những người để tìm cách kiếm sống đã rơi vào mạng lưới bóc lột tình dục, đã đến tai chúng tôi”. “Làm sao chúng tôi có thể thờ ơ trước tiếng kêu cứu này?” Sơ giải thích đây là lý do tại sao 13 năm trước một số chị em đã thành lập cộng đoàn các nữ tu chầu Thánh Thể ở thành phố Mindelo, trên đảo São Vicente. Ba nữ tu, sơ Simona người Ý và hai người Tây Ban Nha, vẫn đi đầu trong việc khôi phục nhân phẩm và cứu vớt những nạn nhân nữ hoặc những người có nguy cơ trở thành gái điếm, những người “sống trong điều kiện cực kỳ nghèo khổ trong các doanh trại ở ngoại ô, thường được xây dựng bằng kim loại tái chế của các thùng hàng, không có điện nước, khí đốt và điều kiện vệ sinh. Nhiều người trong số họ là những bà mẹ đơn thân, bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi bởi những người đàn ông của họ, buộc phải làm gái mại dâm để nuôi sống bản thân và gia đình của họ”.

Trong những năm qua, hội dòng nhỏ đã trở thành một nơi hiện diện tự do và giải thoát cho những phụ nữ dễ bị tổn thương trên đảo. Vào năm 2016, họ đã phát động chương trình xã hội “Kredit na bo” (tiếng địa phương có nghĩa là “Hãy tin vào chính mình”), với các mục tiêu chính là: cứu vớt, thăng tiến cá nhân, tái hòa nhập các phụ nữ vào công việc xã hội, cũng như tố cáo các tình huống bất công. Chương trình – được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia người Cáp-ve – bao gồm một số dự án: trung tâm lắng nghe; hoạt động tiếp xúc với những người sống trong hoàn cảnh khó khăn; can thiệp tâm lý – xã hội với thanh thiếu niên có nguy cơ bị loại trừ và mại dâm và nâng cao nhận thức. Sơ Simona giải thích rằng trung tâm lắng nghe “là một không gian dành cho việc đón tiếp và đồng hành về giáo dục, tâm lý và pháp lý cho phụ nữ thuộc bất kỳ quốc tịch nào, từ 18 đến 40 tuổi (với một số trường hợp ngoại lệ), sống ở São Vicente hoặc ở các đảo khác. Những người này có cơ hội tham gia các khóa đào tạo (đọc viết, tin học, nấu ăn, cắt may). Một gói thực phẩm cũng được phân phát hàng tháng cho một số gia đình của những người tham gia chương trình. Tuy nhiên, sơ nhấn mạnh, đó là sự trợ giúp tạm thời để tránh rơi vào tình trạng chỉ trợ giúp nhưng không phát triển.

Còn mục đích của hoạt động tiếp xúc và trợ giúp những người lớn gặp khó khăn là thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các nạn nhân của nạn mại dâm, khuyến khích tìm kiếm các giải pháp khác trong việc xây dựng một cuộc sống tự do và nhân phẩm. Sơ Simona chỉ ra rằng điều cần thiết là “chính chúng tôi phải biết thực tế xã hội, kinh tế và gia đình của tất cả những phụ nữ đến với dịch vụ của chúng tôi và quyết định đi một đoạn đường với chúng tôi. Các chuyến thăm gia đình hàng tuần được lên kế hoạch; sau đó các nữ tu và nhân viên đến các nhà, chia sẻ thời gian với người dân trong khu phố, trò chuyện hoặc uống trà. Khi đi bộ qua các con hẻm, họ quan sát và thu thập thông tin, để tìm ra một hướng đi đặc biệt.”

Dự án này, hiện có 185 phụ nữ tham gia, “cũng xuất phát từ nhu cầu đưa ra câu trả lời cụ thể cho số lượng trẻ vị thành niên bị gạt ra ngoài lề xã hội ngày càng gia tăng; các em có nguy cơ rơi vào con đường mại dâm; trong môi trường dành riêng cho các em, các em có cơ hội được học các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển hài hòa: hỗ trợ từ nhà trường, đào tạo theo nhóm về các giá trị, hỗ trợ tâm lý, giáo dục và pháp lý. Một mục tiêu quan trọng khác là nâng cao nhận thức trong xã hội Cáp-ve về các vấn đề liên quan đến buôn bán và bóc lột tình dục, phổ biến thông tin liên quan đến hỗ trợ nạn nhân và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của những hành động và thiếu sót trong lĩnh vực này, để mọi người có trách nhiệm.

Mặc dù kể từ năm 2007 Cáp-ve được coi là có chỉ số phát triển con người trung bình, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với hạn hán và thảm họa thất nghiệp, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi và phụ nữ. Theo Văn phòng các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, 9,2% dân số sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Sơ Simona cảnh báo: “Việc thiếu triển vọng có nguy cơ dẫn đến lạm dụng rượu, sử dụng chất kích thích thần kinh, trẻ vị thành niên phạm pháp, ăn xin. Trong những năm gần đây, mại dâm được thúc đẩy bởi du lịch tình dục và bi kịch mại dâm trẻ em cũng đã ảnh hưởng đến quần đảo”. Theo sơ, làm việc trong những bối cảnh tế nhị như vậy bao gồm những thách đố hàng ngày: “Ngày nay thách đố lớn nhất của chúng tôi là đảm bảo một nơi an toàn và đồng hành, trong một thời gian, với các thanh thiếu niên và phụ nữ dễ bị tổn thương nhất. Nhiều cô gái bị cha mẹ đỡ đầu và các thành viên trong gia đình hãm hiếp, một số khác có nguy cơ hoặc đã tham gia vào con đường mại dâm. Thêm vào đó là số ca mang thai sớm ngày càng nhiều, buộc nhiều bà mẹ trẻ phải chấp nhận chịu nạn bạo hành để có một mái nhà cho mình và cho đứa con trong bụng”. Cộng đoàn các nữ tu có ý định mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình sang các đảo khác. Sơ Simona tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc thành lập những nơi trú ẩn cho các nữ nạn nhân của nạn buôn người, mại dâm, bạo lực giới tính và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương”.

Sơ Simona cho biết, nhờ một khoản tài trợ quan trọng của Tây Ban Nha, “trong thời gian chờ đợi, chúng tôi có thể hỗ trợ, với khoản tín dụng nhỏ, ước mơ của nhiều phụ nữ tham gia các khóa học nấu ăn của chúng tôi. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo về khởi nghiệp, mỗi người sẽ nhận được một bộ dụng cụ. Các sản phẩm ẩm thực sau đó được bán như thức ăn đường phố”. Câu chuyện của Júlia, người “tự tin vào khả năng của mình”, đã trở thành hạt giống hy vọng cho nhiều phụ nữ khác. Sơ kể: “Người phụ nữ trẻ này, qua những lời truyền miệng, đã tìm đến trung tâm của chúng tôi nhiều năm trước để xin giúp đỡ: trước đó cô đã thử sống bằng nghề mại dâm, nên muốn tìm cách khác để nuôi gia đình đông đảo của mình và thoát khỏi tình trạng suy thoái. Júlia sống trong một ngôi nhà nhỏ bằng thiếc và trong sân nhà cô chỉ có một chiếc bếp lò nhỏ để nấu ăn. Các nhà điều hành của chúng tôi đề nghị cô tham gia lớp học nấu ăn. Ước muốn được giải thoát và cần tin tưởng vào ai đó để hỗ trợ mình mạnh mẽ đến mức, ngay cả trước khi kết thúc khóa học, Júlia đã bắt đầu bán thức ăn do mình nấu nướng. Ngày nay, với một công việc tốt, cô đã có thể có được điều kiện sinh sống tốt hơn và đạt được mức sống an bình hơn”. Câu chuyện này là minh chứng rằng chúng ta có thể cùng nhau đảo ngược hành trình, bắt tay vào một con đường mới hướng tới tự do.



Source link

administrator

Related Articles