Điểm sách – Cảm thức của con tim

Điểm sách – Cảm thức của con tim



Cha mẹ còn có một niềm tin sai lầm khác là trẻ em sẽ được miễn đau buồn. Cuối cùng, còn có một niềm tin sai lầm là nếu trẻ em liên hệ với cảm xúc của chúng, chúng có thể trở nên dễ bị xúc động. Và bởi vì chúng non nớt, những cảm xúc này gần như có thể dẫn chúng tới những hành động bốc đồng. Vì thế, tốt nhất là những cảm xúc của chúng phải được giữ kín và kiềm chế.

Văn Cương, SJ – Vatican News

Tác phẩm: Cảm thức của con tim – dẫn bạn đến cảm xúc lành mạnh

Tác giả: Earnest L. Tan 

Nguyên tác: HEART SENSE – Your Guide to Emotional Wellness 

Chuyển ngữ: Nt. Maria Vũ Thị Thu Thủy, Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập 

Tác giả chia sẻ: “Khi còn nhỏ, tôi đã khá nhạy cảm với cảm xúc của mình. Tuy nhiên, tính ngây thơ và sự vô thức của tôi làm cho tôi khó đặt tên cho những cảm nghiệm này. Tôi không có khả năng để rút ra ý nghĩa của chúng. Vì mỗi lần tôi cần sự giúp đỡ để tôi phân định điều gì đang xảy ra với tôi, tôi lại nhớ là mình đã rút lui vào một góc để hờn dỗi. Có lẽ, vào lúc đó, tôi nghĩ đây là chiến lược hiệu quả nhất để có được sự chú ý của mọi người. Hy vọng của tôi là một số người tỏ ra thông cảm với tôi. Cuối cùng tôi muốn người lớn chìa tay ra với tôi và giải quyết những cảm xúc của tôi. Đáng tiếc là, trong hầu hết các trường hợp, tôi chỉ bị phớt lờ. Tôi thường ‘nằm vạ’ cả giờ, trước khi nhận thấy những tủi thân, tự ái nâng tôi dậy. Tôi hiểu rằng những cảm giác ấy gợi ý cho tôi phải chấp nhận rằng: những cố gắng gây chú ý của tôi đều vô ích. Điều khôn ngoan cần phải làm là ra khỏi cái xó tối đó, tiếp tục cuộc sống như thể không có gì xảy ra.

“Sau nhiều năm chán nản với điều ấy và cuối cùng việc điều trị đã giúp tôi học lại rằng: lắng nghe cảm xúc của mình là điều thiết yếu đối với hạnh phúc. Nhà trị liệu của tôi dạy tôi rằng: cảm xúc là sức mạnh cần thiết trong đời sống nội tâm của chúng ta, chúng ta phải học để coi trọng tất cả. Những điều này bao gồm tất cả cảm xúc của chúng ta, dù tích cực hay tiêu cực. Nếu chúng ta không bắt đầu thừa nhận, đối mặt và giải quyết chúng, chúng ta sẽ phải tiếp tục chịu đựng một cách đáng tiếc. 

“Có lẽ chúng ta nên giải quyết cảm xúc một cách tự nhiên. Nhưng đáng tiếc là thường không được như vậy. Chúng ta thường được giáo dục sai về cảm xúc. Hậu quả là hầu hết chúng ta đều sợ những cảm xúc của mình, nhất là những cảm xúc tiêu cực. Vì thế, chúng ta cố gắng kiềm nén hoặc phủ nhận chúng.”

Nội dung (Những ý kiến sai lầm về cảm xúc)

Trong những buổi hội thảo về sức khỏe, ta thường thấy mọi người thực sự khiếp sợ những cảm xúc của họ. Điều này thường biểu lộ nơi hình thức kháng cự bất kỳ quá trình nào liên quan đến việc nhìn vào bên trong. “Vì sao chúng tôi phải trở lại những nỗi đau của mình trong quá khứ?”. Họ thường phàn nàn khi được mời kể lại những câu chuyện của họ: “Chúng tôi cố gắng quên chúng.”

Việc giáo dục ban đầu của chúng ta, hay chúng ta nên nói là giáo dục sai, về những cảm xúc của chúng ta có thể là bị chê trách. Có vô số niềm tin sai lầm mà cha mẹ giữ, đã góp phần vào vấn đề này. Sai lầm cơ bản là trẻ em được nhận biết như là ngây thơ. Vì thế chúng dường như chưa có bất kỳ ý thức nào về cảm xúc. Chẳng hạn:

Cha mẹ than phiền về sự cứng đầu của con cái họ. Họ không ý thức rằng thái độ này có thể thực sự liên kết với những lời đay nghiến quá mức của họ. Đó chính là sự tức giận và oán giận của con họ phát ra. Họ dường như mong muốn con cái chấp nhận sự lạm dụng của họ mà không có bất kỳ một phản ứng nào. Họ không nhận ra rằng con cái của họ cũng có cảm xúc. Giới hạn duy nhất của trẻ em là không có khả năng nhận ra và hiểu thấu cảm xúc của chúng như người trưởng thành. Đây chính là lúc lý tưởng để những người trưởng thành can thiệp và giúp đỡ. 

Ví dụ, đây là câu chuyện của Donna. Lúc sáu tuổi, bất ngờ bé nhận thấy mình bị mẹ bỏ rơi, người mẹ mà bé hết sức gắn bó. Không ai cho bé bất kỳ lời giải thích nào. Mẹ bé thậm chí không bao giờ nói lời chào tạm biệt. Điều này khiến bé đau đớn không thể chịu được, đi kèm với nỗi đau này là cảm xúc tức giận, phản bội, đau buồn, cô đơn, tổn thương và tội lỗi. Bé đợi một người nào đó, đặc biệt nhất là cha của bé khuyến khích bé làm rõ và thảo luận về cảm xúc của bé. Đó là điều không bao giờ xảy ra. Để đối phó với nỗi đau này, cuối cùng bé quyết định đẩy tất cả những cảm xúc tiêu cực của bé vào bên trong. Bé xây một hàng rào kiên cố để bảo vệ mình khỏi chúng. Từ nay trở đi, bé lớn lên bằng cách đối phó với cuộc sống bằng cái đầu. Bé thú nhận là rất có lý và thận trọng. Đây là sự phòng thủ của bé để ngăn cản hàng rào này khỏi đổ. Tuy nhiên, có một cảm giác đay nghiến rằng một điều gì đó đang bỏ lỡ trong cuộc sống của bé. 

Cha mẹ còn có một niềm tin sai lầm khác là trẻ em sẽ được miễn đau buồn. Cuối cùng, còn có một niềm tin sai lầm là nếu trẻ em liên hệ với cảm xúc của chúng, chúng có thể trở nên dễ bị xúc động. Và bởi vì chúng non nớt, những cảm xúc này gần như có thể dẫn chúng tới những hành động bốc đồng. Vì thế, tốt nhất là những cảm xúc của chúng phải được giữ kín và kiềm chế. 

Do đó, việc định hướng lại những thái độ của bạn hướng tới cảm xúc là điều cần thiết để dẫn vào đời sống nội tâm và giúp chúng ta hiểu cách chúng ta nhìn và cảm nghiệm thế giới này. Lắng nghe và giải quyết chúng theo đúng nghĩa là điều quan trọng. 

Mục lục

CẢM THỨC CỦA CON TIM bao gồm hai quy trình cơ bản liên hệ với nhau: Khả Năng Cảm Giác (sự nhạy cảm) và Khả Năng Đáp Trả (trách nhiệm). 

Khả Năng Cảm Giác (sự nhạy cảm) là khả năng thấy điều đang diễn ra nơi chúng ta đặc biệt là với cảm xúc của chúng ta, chúng ta có thể gọi tên những thuật ngữ này và hiểu chúng chính xác như thế nào và chúng ta ý thức ra sao về những ảnh hưởng của chúng nơi bản thân, người khác và môi trường của mình. 

Khả Năng Đáp Trả (trách nhiệm) là khả năng giải quyết những cảm xúc mà chúng ta trở nên ý thức về chúng, nhận thức rõ và hành động theo những điều chúng ta có thể xem như là những cách lành mạnh và thích hợp hơn để giải quyết chúng. 

Suốt cả cuộc đời mình, chúng ta sẽ không ngừng bất ngờ gặp những cảm xúc khác nhau, trong đó có những cảm xúc khó đối diện. Tác giả tin chắc rằng chỉ với sự CẢM THỨC CỦA CON TIM thích hợp, chúng ta mới có thể nhìn thấu ý nghĩa của những cảm xúc này và trở nên khôn ngoan và trọn vẹn hơn. 

Tác phẩm “Cảm thức của con tim” dày 325 trang trên khổ giấy 14.5 x 20.5 cm, hy vọng quyển sách hướng dẫn này sẽ cải tiến khả năng cảm giác và khả năng đáp trả của bạn liên quan đến cảm xúc của bạn và bằng cách đó gia tăng CẢM THỨC CỦA CON TIM của bạn. Và hy vọng rằng, về một số phương diện, quyển sách hướng dẫn này sẽ là người bạn đồng hành tốt trong sự nỗ lực để điều khiển những cảm xúc của bản thân.

 



Source link

administrator

Related Articles