Kinh nghiệm của một nữ tu tại một trung tâm đón tiếp người tị nạn

Kinh nghiệm của một nữ tu tại một trung tâm đón tiếp người tị nạn



Sơ Maria Giovanna Titone, Dòng Thánh Giuse Chambèry, điều hành một nhà cư trú cho người tị nạn tại một giáo xứ. Sơ đã thuật lại việc sơ đã tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động như thế nào và cách sơ học để vượt qua những thách đố to lớn vượt sức của sơ.

Maria Giovanna Titone cjs 

Công việc phối hợp điều hành một cơ sở của giáo xứ dành cho người tị nạn đã mang lại cơ hội chứng kiến tận mắt nhiều câu chuyện cảm động.

Những kinh nghiệm trước đây của tôi khi làm tình nguyện giúp đỡ những người vô gia cư có lẽ tập trung nhiều hơn vào việc tìm ra “các chiến lược” để tiếp cận họ và những gì tôi có thể cho họ: một thứ gì đó để ăn uống và một vài lời an ủi và động viên, cùng với những thông tin hữu ích hoặc giả định là có ích. Nhưng việc quản lý một cơ sở xã hội giúp đỡ những người gặp khó khăn đặt ra những thách thức khác.

Đó là phải dẹp qua một bên ngay cả những ý định tốt nhất của mình để nhường chỗ cho cuộc sống của những người mà chúng tôi tiếp đón và tiếp tục là những người loan báo về niềm hy vọng Kitô giáo bất chấp sự bất lực mà chúng tôi thường xuyên gặp phải.

Cơ sở đón tiếp của chúng tôi, có tên “Chúa Chiên Lành”, nằm ở Giáo xứ thánh Rocco, thành phố Ravenna, phải đối mặt với thách đố hàng ngày liên quan đến sự cam chịu và mất đi ý nghĩa sống của những cần chúng tôi trợ giúp.

Chúng tôi liên tục nhận được yêu cầu của những người nhập cư trẻ tuổi, những người đang trong tình trạng đau khổ lo lắng chờ đợi thủ tục giấy tờ và được đưa vào các Trung tâm Tiếp nhận Đặc biệt (CAS) ngày càng đông đúc. Ravenna không nằm trên lộ trình của các luồng di cư, nhưng có tin đồn lan truyền rằng Trụ sở Cảnh sát sẽ sớm xử lý các tài liệu (một thông tin không chính xác) và nhiều người đi theo lộ trình này để đạt mục tiêu trước hết là được ở Ý hợp pháp, nhưng họ đang phải chờ đợi lâu dài (trung bình từ 2 đến 8 tháng) mà không có việc làm, nhà ở và tiền bạc, nói cách khác, là sống trên đường phố.

Cũng có nhiều yêu cầu từ những người bị rối loạn tâm thần và nghiện ngập; họ không tìm thấy một mạng lưới bảo vệ đầy đủ, không gia đình và bảo hiểm y tế, và do đó cuối cùng trở thành những khách trọ của những nhà cư trú như trung tâm của chúng tôi.

Cấu trúc nhỏ của chúng tôi, trong thời gian đại dịch Covid-19 có thể đón tiếp tối đa 15 người nam và 3 phụ nữ, do đó đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn nhiều.

Tôi thường tự hỏi đâu là ý nghĩa của việc sống loan báo Tin Mừng trong cơ sở đón tiếp này, nơi cần phải có sự quyết tâm, sự chú ý đến những chi tiết cụ thể và tầm nhìn tổng thể, sự quan tâm đến các mối quan hệ với các cơ quan công quyền, hiểu biết về địa phương và các nguồn lực của nó, nhận thức về những giới hạn của chính mình, của các cá nhân và của chính việc tiếp đón, nhưng không bị cuốn hút vào những cuồng vọng cứu đời hoặc sự chán nản. Trên thực tế, chúng tôi cũng thấy mình phải đứng trước những lựa chọn khó khăn, chẳng hạn như tránh xa một số người khi đối mặt với những hành vi quá khích hoặc vi phạm nghiêm trọng nội quy hoặc từ chối đón tiếp thêm những người muốn đến khi nhận ra rằng mình không có khả năng đối mặt với những bất tiện mà những người trọ trong cơ sở của chúng tôi phải gặp phải.

Và trên thực tế, chúng tôi – một cơ sở đón tiếp nhỏ, được thành lập hơn 20 năm bởi cha Ugo Salvatori, người từng là linh mục của Giáo phận Ravenna-Cervia, và được tiếp tục thực hiện bởi các tình nguyện viên – không thể đơn độc lo lắng cho cuộc đời của những người này.

Các cơ quan điều hành mà chúng tôi cố gắng kết nối thường dựa vào các cơ sở như của chúng tôi để ứng phó cách khẩn cấp với các tình huống cần phải được công nhận như là các quyền lợi. Một điều rõ ràng là nguồn lực tài chính và nhân sự để theo dõi các vụ việc đang thiếu thốn; cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng những người có nhu cầu về sức khoẻ và nhà ở cũng đang thiếu. Thời gian lo liệu các thủ tục giấy tờ để chính thức hóa sự hiện diện của người nhập cư ở đất nước chúng ta quá dài và không chắc chắn … Chính vì tất cả những lý do này, cung cấp cho họ một chiếc giường và một nơi để tắm rửa thôi là chưa đủ, mặc dù đối với những người mà chúng tôi tiếp đón đây đã là điều cần thiết để đưa họ ra khỏi đường phố và khỏi sự tuyệt vọng. Cần phải là tiếng nói của những người không có tiếng nói đối với xã hội phương Tây của chúng ta, thu hút sự chú ý của các tổ chức và dư luận để việc nhớ đến những người rốt cùng không chỉ là một khẩu hiệu vận động bầu cử, mà là một nhu cầu văn minh, thậm chí trước khi nó là vấn đề bác ái.

Là Kitô hữu, chúng ta không thể hài lòng với một chính sách sử dụng các biểu tượng tôn giáo khi cần thiết, nhưng chúng ta phải đòi hỏi và yêu cầu rằng các chương trình và các lựa chọn hành chính cần đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân, và trên hết là những người yếu thế nhất.

Bác ái và niềm hy vọng Kitô giáo, theo sự quan sát của tôi khi điều hành cơ sở đón tiếp nhỏ bé này của giáo xứ, không thể nói là hài lòng với những điều ít ỏi chúng ta làm được, nhưng cần một lương tâm tích cực và phê phán, cảm thấy bắt buộc phải thúc đẩy công bằng xã hội và dấn thân thực hiện những lựa chọn cụ thể, yêu cầu rằng những người rốt cùng không bị bóc lột và sau đó lại bị lãng quên. Là một Giáo hội, chúng ta phải yêu cầu rằng các giá trị nền tảng của chúng ta không được nhắc lại để tạo ra sự chia rẽ giữa những người có thể hoặc không thể tiếp cận các bí tích, nhưng được thực hiện một cách nhất quán trong các lựa chọn chính trị và xã hội nhằm thúc đẩy một xã hội trong đó mọi phụ nữ và nam giới được công nhận trong phẩm giá của con người.

Như Đức Hồng y Matteo Zuppi, chủ tịch Hội đồng giám mục Ý, đã nhấn mạnh trong lời cảm ơn ông Mario Draghi  “chúng ta phải nghĩ về nỗi đau của con người và đảm bảo hành động nghiêm túc, không mang tính ý thức hệ hoặc lừa dối; điều này cũng chỉ ra rằng, nếu cần, hãy hy sinh, nhưng mang lại sự an toàn và động lực hy vọng”; “cuộc đối đầu chính trị cơ bản không được thiếu sự tôn trọng và phải dựa trên sự hiểu biết về các vấn đề, trên tầm nhìn chung và không lừa dối, với niềm đam mê công việc chung và không có những tranh đua không chính đáng, những điều hầu như chỉ hướng đến những lập trường cá nhân nhỏ nhặt và không giải quyết các vấn đề”.



Source link

administrator

Related Articles